Cười hở lợi nhẹ có đáng lo? Làm sao để khắc phục

Cười hở lợi nhẹ thường là dấu hiệu ban đầu của sự mất cân đối giữa răng, nướu và môi khi cười. Mặc dù mức độ hở lợi không quá rõ rệt, tuy nhiên với nhiều người, điều này vẫn ảnh hưởng đến cảm giác thẩm mỹ và sự tự tin trong cuộc sống hàng ngày.

I – Cười hở lợi nhẹ là gì?

Cười hở lợi nhẹ là tình trạng khi cười, phần nướu (lợi) lộ ra khoảng 3mm nhưng chiếm dưới 25% chiều dài thân răng. Đây là mức độ nhẹ nhất của cười hở lợi, thường không gây mất cân đối rõ rệt yteen khuôn miệng và vẫn giữ được tính thẩm mỹ tương đối. Về mặt y khoa, đây là biểu hiện của sự chênh lệch nhẹ giữa chiều dài răng, chiều cao mô nướu và vị trí môi trên khi cười.

Cười hở lợi nhẹ nướu (lợi) lộ ra khoảng 3mm

Cười hở lợi nhẹ nướu (lợi) lộ ra khoảng 3mm

Phân loại mức độ cười hở lợi:

– Nhẹ: Lộ lợi từ 2 đến 3mm

– Trung bình: từ 4 đến 6mm

– Nặng: Trên 6mm

Với mức độ nhẹ, nhiều người không nhận ra nhưng lại ảnh hưởng đến sự tự tin khi chụp ảnh hoặc giao tiếp gần.

📌Tìm hiểu chi tiết về cười hở lợi

II – Nguyên nhân gây cười hở lợi

Cười hở lợi xảy ra khi phần nướu ở hàm trên lộ ra nhiều hơn bình thường khi cười. Nguyên nhân thường do sự kết hợp của nhiều yếu tố, bao gồm vấn đề về răng, nướu, môi, xương hàm.

– Răng ngắn bẩm sinh hoặc bị mòn làm lộ nhiều nướu khi cười do tỷ lệ răng và nướu mất cân đối.

– Nướu phát triển quá mức (tăng sản lợi), gây che phủ thân răng, khiến phần lợi lộ rõ khi cười.

– Xương hàm trên phát triển quá mức khiến lợi bị đẩy lộ ra nhiều hơn bình thường.

– Cơ nâng môi hoạt động quá mạnh mỗi khi cười, môi trên co lên quá mức, kéo lộ phần nướu.

👉 Xác định đúng nguyên nhân để tìm kiếm giải pháp phù hợp.

Nguyên nhân gây cười hở lợi

Có nhiều nguyên nhân gây cười hở lợi

III – Cười hở lợi nhẹ có cần điều trị không?

Cười hở lợi nhẹ có thể không cần điều trị nếu không ảnh hưởng nhiều đến thẩm mỹ và sự tự tin. Tuy nhiên, nếu người gặp phải cảm thấy tự ti hoặc gặp khó khăn trong giao tiếp, ngại cười hay né tránh mỗi khi chụp hình, có thể tham khảo ý kiến của bác sĩ nha khoa để được tư vấn về các phương pháp điều trị phù hợp.

Với nhiều người, cười hở lợi nhẹ không phải là khuyết điểm mà chỉ là một đặc điểm tự nhiên, góp phần tạo nên nét duyên riêng biệt cho nụ cười. Trong một số nền văn hóa, nụ cười lộ nhẹ phần lợi còn được xem là dấu hiệu của sự thân thiện và cởi mở.

IV – Các phương pháp khắc phục cười hở lợi nhẹ

Cười hở lợi nhẹ có thể khắc phục bằng các phương pháp như: tiêm botox, niềng răng, cắt lợi, bọc răng sứ và hiếm khi cần đến phẫu thuật hàm.

1. Tiêm Botox

Tiêm botox giúp làm suy giảm hoạt động của cơ nâng môi trên. Phương pháp này phù hợp với những trường hợp cười hở lợi do yếu tố cơ, mang lại hiệu quả tạm thời trong khoảng 4–6 tháng.

2. Niềng răng (chỉnh nha)

Niềng răng giúp điều chỉnh lại vị trí răng và khớp cắn, từ đó làm giảm độ hở của lợi khi cười. Phương pháp này đặc biệt hiệu quả khi cười hở lợi nhẹ liên quan đến sai lệch khớp cắn hoặc răng mọc lệch.

3. Cắt lợi thẩm mỹ (tạo hình nướu)

Cắt lợi là thủ thuật đơn giản nhằm loại bỏ phần nướu thừa che phủ thân răng, giúp tăng tỷ lệ thân răng và nướu. Thường được áp dụng khi nướu phát triển quá mức gây mất cân đối cho nụ cười.

4. Bọc răng sứ

Bọc sứ có thể được lựa chọn khi thân răng ngắn, bị mòn hoặc hình thể răng không hài hòa với nướu. Bằng cách tăng chiều cao của răng, phương pháp này giúp giảm diện tích lợi lộ ra và cải thiện tính thẩm mỹ cho nụ cười.

Bọc răng sứ

Bọc răng sứ khắc phục tốt cười hở lợi nhẹ

💰 Giải pháp nào chữa cười hở lợi hiệu quả và chi phí bao nhiêu?

Cười hở lợi nhẹ tuy không phải bệnh lý nguy hiểm nhưng ảnh hưởng đáng kể đến thẩm mỹ và tâm lý. Hiện nay có rất nhiều giải pháp an toàn có thể cải thiện triệt để tình trạng này. Nếu vẫn đang phân vân không biết nên chọn phương án nào, hãy để bác sĩ chuyên khoa hàm mặt tư vấn giúp bạn. Một cuộc thăm khám trực tiếp có thể giúp bạn hiểu rõ về nguyên nhân, chi phí và phương pháp phù hợp nhất.

Bài viết quan tâm
Đối tác truyền thông
thương hiệu đồng hành
Nộp hồ sơ