Hạ gò má bao lâu thì hết sưng? một số lưu ý quan trọng

Hạ gò má bao lâu hết sưng còn phụ thuộc vào những yếu tố như kỹ thuật thực hiện, cơ địa cũng như cách chăm sóc của mỗi người. Trong bài viết này, các bác sĩ sẽ giúp khách hàng hiểu rõ hơn về thời gian hạ gò má hết sưng và cách giúp giảm sưng nhanh, phòng tránh biến chứng xảy ra.

I/ Hạ gò má là gì? Vì sao lại gây sưng?

Hạ gò má là phẫu thuật tác động vào xương gò má để làm giảm độ nhô ra, tạo đường nét mềm mại và hài hòa hơn cho gương mặt. Do can thiệp trực tiếp vào cấu trúc xương nên sau mổ, tình trạng sưng nề là phản ứng tự nhiên của cơ thể.

Hạ gò má giúp giảm thiểu độ nhô cao của xương gò má

Hạ gò má giúp giảm thiểu độ nhô cao của xương gò má

Quá trình thực hiện, bác sĩ sẽ rạch đường nhỏ trong khoang miệng để tiếp cận phần xương cần chỉnh. Dùng thiết bị cắt chuyên dụng, bác sĩ tiến hành hạ thấp gò má từ 0.5–2cm. Vì vậy, sau phẫu thuật triệu chứng sưng tấy hình thành do phản ứng viêm, tích tụ dịch mô và tuần hoàn bạch huyết.

Mức độ sưng hoàn toàn nằm trong kiểm soát nếu được thực hiện đúng kỹ thuật và khách hàng tuân thủ chế độ chăm sóc hậu phẫu.

II/ Hạ gò má bao lâu thì hết sưng?

Tình trạng hạ gò má sau khoảng 10 – 14 ngày sẽ giảm sưng, hết hoàn toàn và vào form hoàn chỉnh sau khoảng 1 – 3 tháng. Thông thường, quá trình sưng tấy sẽ diễn ra theo các giai đoạn sau:

– 2 – 3 ngày đầu: Giai đoạn này vùng hàm mặt sẽ sưng nề rõ rệt, khách hàng có thể cảm thấy khó chịu và đau nhức.

Những ngày đầu sau hạ gò má vết thương sẽ sưng tấy và đau nhức

Những ngày đầu sau hạ gò má vết thương sẽ sưng tấy và đau nhức

– 1 tuần: Triệu chứng sưng tấy bắt đầu giảm, nhưng khuôn mặt vẫn còn sưng nhẹ.

– 2 – 4 tuần: Khoảng thời gian này tình trạng sưng bầm giảm đi đáng kể, khuôn mặt dần trở nên cân đối hơn. Tuy nhiên, vẫn có thể còn sưng nhẹ ở một số vùng.

– 1 – 3 tháng: Lúc này kết quả hạ gò má đã ổn định hơn, triệu chứng sưng bầm biến mất hoàn toàn.

III/ Những yếu tố ảnh hưởng đến mức độ sưng

Mức độ sưng sau phẫu thuật không giống nhau ở tất cả mọi người, do còn ảnh hưởng từ kỹ thuật, tay nghề của bác sĩ, cơ địa của mỗi người và cách chăm sóc hậu phẫu.

– Kỹ thuật và tay nghề bác sĩ: Nếu thao tác chính xác, hạn chế tổn thương mô mềm, thì hiện tượng sưng sẽ nhẹ và hồi phục nhanh hơn.

Tay nghề của bác sĩ ảnh hưởng đến mức độ sưng đau sau phẫu thuật

Tay nghề của bác sĩ ảnh hưởng đến mức độ sưng đau sau phẫu thuật

– Cơ địa mỗi người: Người có cơ địa lành, tuần hoàn tốt sẽ ít bị sưng và tan sưng nhanh hơn người có cơ địa nhạy cảm.

– Mức độ xâm lấn: Ca phẫu thuật càng phức tạp, tác động đến xương và mô càng nhiều thì tình trạng sưng nề càng rõ rệt.

– Chế độ chăm sóc hậu phẫu: Nếu không tuân thủ đúng hướng dẫn của bác sĩ về chăm sóc sau mổ, vùng mặt có thể sưng kéo dài hoặc thậm chí bị tụ dịch.

Nghỉ ngơi điều độ và chăm sóc đúng cách sẽ giúp vết thương nhanh phục hồi

Nghỉ ngơi điều độ và chăm sóc đúng cách sẽ giúp vết thương nhanh phục hồi

IV/ Gợi ý chế độ chăm sóc giúp giảm sưng nhanh

Để giúp giảm sưng nhanh sau hạ gò má, khách hàng nên lưu ý một số hướng dẫn sau:

– Chườm lạnh trong 2 – 3 ngày đầu: Mỗi lần 10 – 15 phút, thực hiện cách nhau 1 – 2 giờ để giảm sưng và đau.

– Chuyển sang chườm ấm từ ngày thứ 4: Giúp tăng tuần hoàn máu và hỗ trợ tan máu bầm nhanh hơn.

– Uống thuốc đúng chỉ định: Sử dụng thuốc giảm đau, kháng viêm, kháng sinh theo toa của bác sĩ.

– Ăn uống lành mạnh: Ưu tiên thực phẩm mềm, dễ tiêu hóa, giàu vitamin C và kẽm để hỗ trợ phục hồi mô như cháo, súp, sinh tố mát lạnh.

Ăn đồ mềm như cháo, soup để tránh làm tổn thương vùng hàm mặt

Ăn đồ mềm như cháo, soup để tránh làm tổn thương vùng hàm mặt

– Nằm kê cao đầu khi ngủ: Giúp hạn chế ứ dịch, từ đó giảm sưng hiệu quả hơn.

– Kiêng rượu bia, chất kích thích, đồ ăn mặn, cay nóng: Những yếu tố này dễ khiến cơ thể giữ nước và làm kéo dài quá trình hồi phục.

– Tái khám đúng hẹn: Đi tái khám theo lịch hẹn của bác sĩ để được kiểm tra và xử lý kịp thời nếu có bất thường xảy ra.

V/ Trường hợp nào nên nghỉ dưỡng dài hơn?

Một số trường hợp nên cân nhắc nghỉ dưỡng dài hơn sau hạ gò má bao gồm:

– Phẫu thuật kết hợp nhiều vùng cùng lúc (như hạ gò má + gọt hàm hoặc chỉnh xương cằm).

– Cơ địa sưng nhiều, hồi phục chậm, có tiền sử tụ máu hoặc phù nề kéo dài.

– Cần vận động cơ mặt thường xuyên do tính chất công việc (giảng dạy, diễn viên, người mẫu…).

– Xuất hiện dấu hiệu bất thường sau mổ như sưng lệch, tụ dịch, nhiễm trùng nhẹ cần theo dõi sát và nghỉ ngơi nhiều hơn để tránh biến chứng.

Có thể thấy, tình trạng sưng bầm sau hạ gò má là biểu hiện bình thường của quá trình hồi phục và sẽ cải thiện dần theo thời gian. Việc chăm sóc đúng cách và chủ động nghỉ ngơi hợp lý sẽ giúp bạn rút ngắn thời gian hồi phục và đạt được kết quả thẩm mỹ như mong muốn.

Bài viết quan tâm
Đối tác truyền thông
thương hiệu đồng hành
Nộp hồ sơ