Hở hàm ếch 2 bên là gì, có thể điều trị được không?

Hở hàm ếch là dị tật bẩm sinh khá phổ biến ở trẻ sơ sinh, có thể gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến việc ăn uống, phát âm và thẩm mỹ của khuôn mặt nếu không được điều trị kịp thời. Trong đó, hở hàm ếch 2 bên là dạng nặng hơn của dị tật này, khiến không ít phụ huynh lo lắng. Vậy tình trạng này cụ thể là gì, có điều trị dứt điểm được không và cha mẹ cần làm gì để giúp con hồi phục tốt nhất?

I/ Hở hàm ếch 2 bên là gì?

Hở hàm ếch 2 bên là tình trạng khe hở trên vòm miệng kéo dài từ lợi đến vòm mềm, xuất hiện ở cả hai bên của miệng, kèm theo tình trạng sứt môi 2 bên. Đây là kết quả của việc các mô trong vùng miệng và mặt không khép lại hoàn toàn trong giai đoạn phát triển của thai nhi. 

Trẻ mắc dị tật này có khe hở rộng, ảnh hưởng lớn đến hình dạng khoang miệng, chức năng ăn uống, nói chuyện và nghe, thở.

Hở hàm ếch 2 bên là tình trạng dị tật nặng gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến chức năng ăn uống, nói chuyện

Hở hàm ếch 2 bên là tình trạng dị tật nặng gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến chức năng ăn uống, nói chuyện

II/ Hở hàm ếch 2 bên có nguy hiểm không?

Hở hàm ếch hai bên là dị tật bẩm sinh nguy hiểm, ảnh hưởng nghiêm trọng đến hô hấp, dinh dưỡng, phát âm và tâm lý phát triển của trẻ.

– Khó khăn trong việc bú mẹ và ăn uống: Khe hở lớn khiến trẻ khó khăn trong việc tạo áp lực âm để bú hoặc mút, dẫn đến tình trạng suy dinh dưỡng, chậm phát triển. Thức ăn và sữa dễ bị trào ngược lên mũi, gây sặc và viêm nhiễm đường hô hấp.

Trẻ gặp khó khăn khi bú cần dùng dụng cụ ăn chuyên dụng

Trẻ gặp khó khăn khi bú cần dùng dụng cụ ăn chuyên dụng

– Các vấn đề về hô hấp: Trẻ dễ bị nhiễm trùng đường hô hấp trên do không khí đi vào phổi mà không được làm ấm và lọc đúng cách. Nguy cơ viêm phổi và viêm tai giữa tái phát cũng cao hơn.

– Rối loạn phát âm và giao tiếp: Khe hở ở vòm miệng ảnh hưởng đến khả năng tạo ra âm thanh, khiến trẻ nói ngọng, nói khó và phát âm không rõ ràng. Điều này gây cản trở lớn trong quá trình học tập và giao tiếp xã hội.

– Các vấn đề về răng miệng: Răng có thể mọc lệch, thiếu hoặc thừa, gây khó khăn trong việc ăn nhai và vệ sinh răng miệng.

– Ảnh hưởng tâm lý và xã hội: Gây mặc cảm, tự ti ở trẻ khi lớn lên vì ảnh hưởng đến ngoại hình và khả năng giao tiếp.

III/ Phẫu thuật hở hàm ếch 2 bên có phức tạp không?

Phẫu thuật hở hàm ếch 2 bên phức tạp hơn so với 1 bên, do khe hở rộng hơn, liên quan đến nhiều cấu trúc giải phẫu hơn như môi, hàm trên, vòm miệng và cả mũi. Do đó, bác sĩ phải can thiệp nhiều giai đoạn và kết hợp nhiều kỹ thuật. Quá trình điều trị sẽ chia thành nhiều giai đoạn, bao gồm:

– Giai đoạn 1 (3 – 6 tháng tuổi): Phẫu thuật khép môi nếu có hở môi kèm theo

Trẻ được can thiệp phẫu thuật khi đủ tuổi và tùy vào tình trạng hở hàm ếch

Trẻ được can thiệp phẫu thuật khi đủ tuổi và tùy vào tình trạng hở hàm ếch

– Giai đoạn 2 (9 – 18 tháng tuổi): Đóng khe hở vòm miệng để trẻ bắt đầu học nói đúng cách.

– Giai đoạn 3 (sau 5 tuổi): Chỉnh hình xương hàm nếu lệch, ghép xương ổ răng nếu thiếu, chỉnh hình mũi hoặc hàm (tùy theo mức độ dị tật và nhu cầu thẩm mỹ).

Sau khi trưởng thành có thể thực hiện chỉnh hình để đảm bảo tính thẩm mỹ

Sau khi trưởng thành có thể thực hiện chỉnh hình để đảm bảo tính thẩm mỹ

IV/ Hở hàm ếch 2 bên có điều trị dứt điểm được không?

Dù là dị tật phức tạp nhưng hở hàm ếch 2 bên hoàn toàn có thể điều trị dứt điểm nếu được can thiệp đúng thời điểm và đúng kỹ thuật. Các ca phẫu thuật hiện đại giúp khôi phục chức năng ăn, nói, thở và cải thiện tối ưu về mặt thẩm mỹ. Tuy nhiên, quá trình điều trị cần bạn cần kiên trì, kết hợp với trị liệu ngôn ngữ, chăm sóc tai mũi họng định kỳ và chỉnh nha nếu cần.

Nếu được can thiệp sớm và điều trị đúng cách, trẻ có thể khắc phục được hầu hết các khó khăn và phát triển bình thường về cả thể chất lẫn tinh thần.

Những trường hợp hở hàm ếch hoàn toàn có thể khắc phục được

Những trường hợp hở hàm ếch hoàn toàn có thể khắc phục được

V/ Phụ huynh cần làm gì khi con bị hở hàm ếch 2 bên?

Khi con bị hở hàm ếch hai bên, phụ huynh đưa trẻ đến cơ sở y tế chuyên khoa để đánh giá dị tật và lên kế hoạch điều trị sớm nhất có thể.

– Tuân thủ lịch trình điều trị: Hở hàm ếch hai bên đòi hỏi quá trình điều trị lâu dài với nhiều giai đoạn phẫu thuật và các liệu pháp hỗ trợ. Do đó, phụ huynh cần tuân thủ nghiêm ngặt các hướng dẫn của bác sĩ.

Phụ huynh nên tuân thủ theo kế hoạch điều trị của bác sĩ

Phụ huynh nên tuân thủ theo kế hoạch điều trị của bác sĩ

– Chăm sóc dinh dưỡng đặc biệt: Tham khảo ý kiến bác sĩ hoặc chuyên gia dinh dưỡng về cách cho ăn phù hợp để đảm bảo trẻ nhận đủ chất dinh dưỡng và phát triển khỏe mạnh. Có thể sử dụng bình sữa chuyên dụng hoặc các kỹ thuật cho ăn đặc biệt.

– Hỗ trợ phát triển ngôn ngữ: Tham gia tích cực vào các buổi trị liệu ngôn ngữ cùng con và thực hành các bài tập tại nhà để giúp con cải thiện khả năng nói.

Trẻ cần được học phát triển ngôn ngữ

Trẻ cần được học phát triển ngôn ngữ

– Quan tâm đến tâm lý của trẻ:Tạo môi trường yêu thương, chấp nhận và khuyến khích con. Giúp con tự tin, hòa nhập với bạn bè và xã hội. Tìm kiếm sự hỗ trợ từ các nhóm phụ huynh có con bị dị tật tương tự để chia sẻ kinh nghiệm.

– Chăm sóc răng miệng: Đảm bảo vệ sinh răng miệng cho trẻ đúng cách và đưa trẻ đi khám răng định kỳ theo chỉ dẫn của nha sĩ.

Hở hàm ếch 2 bên là dị tật bẩm sinh có thể gây ra nhiều ảnh hưởng tiêu cực đến sự phát triển toàn diện của trẻ. Tuy nhiên, với sự tiến bộ của y học trẻ hoàn toàn có cơ hội phục hồi chức năng và có cuộc sống bình thường, tự tin như bạn bè đồng trang lứa.

Bài viết quan tâm
Đối tác truyền thông
thương hiệu đồng hành
Nộp hồ sơ